Mặc dù mỗi khi nhắc tới hậu cung của đế vương, nhiều người thường vô tình mường tượng đó là nơi có hàng ngàn mỹ nhân, giai lệ, còn nhà vua thì sẽ được tùy ý lựa chọn người mình thích. Thế nhưng trên thực tế lại không phải như vậy.
Số người được phép hầu hạ chuyện chăn gối của đế vương thường chỉ giới hạn trong ba đối tượng: Thứ nhất là phi tần đã được sắc phong, thứ hai là cung nữ, thứ ba là nam sủng (nếu có).
Trong một số tình huống đặc biệt, một số quan viên trong triều hoặc các chư hầu sẽ chủ động dâng tặng mỹ nữ cho Hoàng đế.
Dù vậy, những trường hợp này vẫn chỉ là thiểu số, hơn nữa rất ít khi có tiền lệ nhà vua tùy ý sủng hạnh những đối tượng không rõ danh tính hay không có xuất thân rõ ràng, trong sạch. Bởi việc thị tẩm liên quan trực tiếp đến huyết thống hoàng tộc và danh dự của bậc đế vương.
Con đường gian nan đến với "long sàng"
Hoàng thượng thường giữ cho mình một vài cái tên mĩ nữ mà mình đặc biệt yêu mến và sủng ái, tất cả những cái tên ấy sẽ được khắc vào các tấm kim bài đặt trong một chiếc lọ lớn nằm ở phía trên long sàng. Hễ nhà vua có nhã hứng muốn thị tẩm thì ngài sẽ lật tấm kim bài có tên cung tần được lựa chọn lên. Một thái giám sẽ bước đến nhận lấy tấm kim bài do vua ban và bắt đầu công tác chuẩn bị cho công việc.
Tới giờ thị tẩm, thái giám sẽ đến phòng nghỉ của cung tần được sủng ái, cởi bỏ y phục của cô gái để chắc chắn không có bất cứ hung khí nào được giấu bên trong, trước khi cõng vị phi tử này trong một tấm chăn lớn dệt bằng chỉ lụa vàng và khiêng đến bên long sàng của hoàng thượng.
Từ lúc này, phi tử phải tự mình "bò" lên long sàng và chui vào chăn vì việc đứng quay lưng lại với Hoàng đế là phạm thượng. Sau khi lâm hạnh, họ sẽ bò giật lùi ra khỏi giường, tự cuốn mình vào chăn trước khi được thái giám đưa trở lại về cung.
Trước khi thị tẩm, thái giám bên ngoài sẽ hỏi hoàng thượng có muốn "lưu hay không lưu", nhằm chuẩn bị cho bước kế tiếp. Nếu là "không lưu" thì có thể cho phép phi tần được lui ra hoặc cho họ uống thuốc tránh thai để phòng ngừa rủi ro.
Nếu là "lưu" thì trong suốt thời gian giao hoan ấy, thái giám tổng quản sẽ luôn túc trực và ghi chép lại ngày giờ để sau này có thể đối chứng xem liệu đứa con của phi tử sinh ra có phải là cốt nhục của hoàng thượng hay không. Về thời gian giao hoan, để đảm bảo long thể cho Hoàng đế, thái giám cũng được phép đứng bên ngoài réo liên tục để Hoàng đế được biết mà kết thúc công việc theo đúng quy định.
 
Theo Min (TH)/Khoevadep