Đông Trùng Hạ Thảo là một loài nấm có cơ chế sinh sống ký sinh giống như nấm penixilin để làm thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, loại nấm đông trùng hạ thảo lại có dược tính lành hơn và quý hiếm hơn so với các loại nấm dược liệu khác! Những sản phẩm này có tác dụng chính đối với sinh lý của nam giới, tăng cường sức khỏe cho người già, tốt cho một số bệnh mãn tính như tiểu đường, ung thư, tim, phổi…

 

NGUỒN GỐC CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Trong tiếng Tây Tạng và Nepal, nó được biết đến như là "hạ thảo (cỏ), đông trùng (loài sâu)". Chuyển tự sang tiếng Bhutan là Yartsa Guenboob.

Trong y học cổ truyền Trung Hoa, tên gọi của nó thường được viết tắt là trùng thảo hay trùng cao.

Đông Trùng Hạ Thảo chủ yếu tìm thấy vào mùa hè vùng núi cao trên 4.000m ở cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải-Tây Tạng) và Tứ Xuyên (Trung Quốc). Tuy nhiên, hiện nay nhiều loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps và Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp để tinh chế các cơ chất có dược tính.

Đông trùng hạ thảo khi còn sống, người ta có thể trông rõ hình con sâu, với đuôi là một cành nhỏ, mọc lá. Khi sấy khô, nó có mùi giống như loài cá biển, đốt lên lại có mùi thơm dịu nhẹ.

Phần "lá" hình dạng giống ngón tay, dài khoảng 4 – 11 cm do sợi nấm mọc dính liền vào đầu sâu non mà thành. Đầu sâu non giống như con tằm, dài chừng 3–5 cm, đường kính khoảng 0,3 - 0,8 cm. Bên ngoài có màu vàng sẫm hoặc nâu vàng với khoảng 20-30 vằn khía, vằn khía ở gần đầu nhỏ hơn. Phần đầu có màu nâu đỏ, đuôi giống như đuôi con tằm, có tất cả tám cặp chân, nhưng 4 đôi ở giữa là rõ nhất. Chất đệm nấm hình que cong mọc ra từ mình sâu non, dài hơn sâu non một chút. Sâu non dễ bẻ gãy, ruột bên trong căng đầy, màu trắng hơi vàng; chất đệm nấm khá dai và bên trong ruột hơi rỗng, có màu trắng ngà.

 

THÀNH PHẦN CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, có D-mannitol, có lipit, có nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Trong đó phải kể đến axít cordiceptic, cordycepin, adenosin, hydroxyethyl-adenosin. Đáng chú ý hơn cả là nhóm hoạt chất HEAA (Hydroxy-Etyl-Adenosin- Analogs). Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin (trong 100 g đông trùng hạ thảo có 0,12 g vitamin B12; 29,19 mg vitamin A; 116,03 mg vitamin C, ngoài ra còn có vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin K...)

 

CÔNG DỤNG CỦA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Theo các ghi chép về đông dược cổ, đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.

Đông Trùng Hạ Thảo là một trong những vị thuốc quý của đông y, được khai thác khó khăn, có khả năng bồi bổ và tăng cường sức khỏe, cải thiện đời sống tình dục, tăng cường khả năng miễn dịch. Mặt khác các nghiên cứu cổ truyền cũng như các thực nghiệm hiện đại đều xác định đông trùng hạ thảo hầu như không có tác dụng phụ đối với cơ thể người và động vật.

 

CÁCH SỬ DỤNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO

Liều uống Đông trùng hạ thảo an toàn là 45g/1 kg thể trọng. Quý vị có thể sử dụng. Hiện nay, đông trùng hạ thảo phổ biến ở dạng đông trùng hạ thảo nguyên con, đông trùng hạ thảo dạng nước, đông trùng hạ viên, đông trùng hạ thảo tinh chất… từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam.


NÊN DÙNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO TỰ NHIÊN HAY NUÔI TRỒNG?

Tuỳ theo từng bài thuốc mà đông trùng hạ thảo tham gia, người ta có các chế biến nó khác nhau. Phổ biển nhất là hầm lên hoặc ngâm rượu. Cần phải phân biệt loại đông trùng hạ thảo dùng trong đông y và các chất có dược tính được tinh chế từ các chi nấm Cordyceps được nuôi trồng trên quy mô công nghiệp.

Mỗi năm người dân Tây Tạng thu được trung bình khoảng 50-60 kg Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên. Vậy tác dụng và hiếm như vậy, tại sao ở Việt Nam chỉ cần có tiền, muốn mua bao nhiêu cũng có ?

Theo BS. Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, Đông Trùng Hạ Thảo tự nhiên Tây Tạng hiện nay bị làm giả rất nhiều, đặc biệt là dạng nước, nguyên liệu chủ yếu từ nước cam, tinh dầu, chất tạo màu… uống vào không độc hại, song cũng chẳng có tác dụng gì.

Hiện nay, với tiến bộ của khoa học kĩ thuật, một số nước trên thế giới cũng đã nghiên cứu nuôi trồng loại Đông Trùng Hạ Thảo quý hiếm này, trong đó có Mỹ, Hàn Quốc, Anh...

Tại Việt Nam, giới khoa học trong nước đã đón nhận tin vui khi năm 2012 một nhóm các nhà khoa học thuộc viện Bảo vệ Thực vật Việt Nam (trực thuộc viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) công bố nuôi cấy thành công Đông Trùng Hạ Thảo trên giá thể nhộng tằm. Đây là chủng Đông Trùng Hạ Thảo Cordycep Militaris (đặc trưng sợi có màu vàng cam).

Chất lượng và dược tính Đông Trùng Hạ Thảo Cordycep Militaris nuôi cấy chưa thể so với Đông Trùng Hạ Thảo Cordycep Siensis tự nhiên của Tây Tạng. Tuy nhiên sản phẩm nuôi cấy dùng với lượng đủ mang lại hiệu quả rất tốt và có rất nhiều ưu điểm như: không bị làm giả, chất lượng thật, giá cả không quá cao. Rất nhiều người dùng với các mục đích như bồi bổ cơ thể, hỗ trợ điều trị bệnh có phản hồi rất tốt, đó là cơ sở chắc chắn để khẳng định hướng phát triển tiềm năng của sản phẩm Đông Trùng Hạ Thảo Cordycep Militaris nuôi cấy.


Quý vị xem thêm tại: Sâm maca tăng cường chức năng sinh lý và nâng cao sức khỏe nam giới